Những lưu ý khi nâng cấp CPU và RAM

RAM DDR3

HỮNG LƯU Ý KHI NÂNG CẤP CPU VÀ RAM

ĐỂ CHẠY ĐƯỢC CÁC PHẦN MỀM MẠNH, HỆ THỐNG MÁY TÍNH CẦN CÓ CẤU HÌNH CAO. VỚI NHỮNG AI ĐANG SỞ HỮU MỘT MÁY TÍNH ĐỜI CŨ SẼ CẦN NÂNG CẤP HOẶC MUA MỚI. BẠN NÊN QUAN TÂM NHỮNG VẤN ĐỀ GÌ KHI NÂNG CẤP CPU VÀ RAM?

Trước hết bạn cần xác định được mục đích sử dụng của bạn là gì, soạn thào văn bản, duyệt web, hay chơi game trực tuyến,… và mức tiền mà bạn có thể bỏ ra dành cho việc nâng cấp hoặc mua mới máy tính. Sau khi đã xác định được hai yếu tố này, chúng ta có thể bắt đầu qua bước tiếp theo, đó là tìm hiểu thông tin về hệ thống máy tính mà mình đang sử dụng. Nếu không biết về thông tin của hệ thống, bạn sẽ khó mà biết được mình có nên nâng cấp hay không.

Trong máy tính thì hai thành phần ảnh hưởng đến hiệu năng máy tính chính là CPU, RAM. Việc quyết định có nên nâng cấp hai thành phần này hay không lại hoàn toàn phụ thuộc vào bo mạch chủ. Vì bạn sẽ không thể nào nâng cấp CPU và RAM như móng muốn, nếu bo mạch chủ không hỗ trợ. Và việc cần làm đầu tiên đó là xem tên model và hãng sản xuất của bo mạch chủ. Nếu còn giữ sách hướng dẫn, vỏ hộp của mainboard, bạn chỉ cần mở ra xem. Bạn cũng có thể xem được thông tin về chủng loại và dòng CPU, RAM mà bo mạch chủ hỗ trợ ngay trong đó.

Cách khác nữa đó là bạn xem tên dòng mainboard trên màn hình POST khi máy tính khởi động. Bạn cũng có thể dùng các phần mềm xem cấu hình hệ thống như CPU-Z, Everest, Dr.Hardware, hay phần mềm xem hệ thống trong đĩa Hirent’s Boot để xem.

Một cách khác nữa đó là mở thùng máy ra và quan sát trực tiếp ngay trên bo mạch chủ. Cách này chính xác hơn bởi ngoài tên hãng sản xuất, model bạn còn có thể biết được revision – thứ cần thiết cho việc tải đúng chương trình điều khiển để hệ thống hoạt động ổn định.

Sau khi đã tìm được tên model và hãng sản xuất, bây giờ bạn có thể dùng công cụ tìm kiếm Google gõ tên hãng sản xuất, model và Revison vừa tìm được để tra cứu thông tin.

Khi đã vào trang web của hãng sản xuất bạn có thể vào phần Specifications để xem bảng thông số kỹ thuật mà thiết bị hỗ trợ bao gồm loại chân cắm CPU còn gọi là socket trong dòng CPU (hoặc Processor); loại RAM (DDR/ DDR2/ DDR3) và Bus trong dòng Memory, tùy theo từng bảng thông số kỹ thuật của mỗi hãng sản xuất. Trên các trang chủ của nhà sản xuất cũng có danh sách các thiết bị mà bo mạch chủ hỗ trợ (CPU Support List, Memory Support List) rất có ích do đó bạn cũng nên tham khảo qua danh sách này trước khi tiến hành nâng cấp.

Kế đến bạn cần dùng phần mềm để xem thông tin cấu hình máy tính của mình đang sử dụng. Hiện có khá nhiều phần mềm hỗ trợ chức năng này như CPU-Z, AIDA (trước đây là Everest), Crystal CPUID, PC Wizard, HWMonitor…

Nâng bộ vi xử lý (CPU)

CPU dành cho máy tính từ trước đến nay có hai hãng sản xuất là Intel và AMD với vài sự khác biệt. Do đó, một khi chọn bo mạch chủ hỗ trợ CPU của Intel thì bạn không thể nào nâng cấp lên CPU của AMD ngoại trừ việc thay mới bo mạch chủ và ngược lại. Thường thì mỗi dòng bo mạch chủ chỉ hỗ trợ một loại chân cắm (socket) chính vì vậy nếu bạn muốn nâng cấp CPU thì phải chọn loại có cùng chân cắm và đồng thời bạn còn phải tham khảo danh sách CPU mà bo mạch chủ hỗ trợ (CPU Support List).

NÂNG CẤP CPU

Trong trường hợp CPU của bạn không thể nâng cấp được vì quá cũ và không còn hỗ trợ thì bạn sẽ phải sắm một bo mạch chủ mới. Khi lựa chọn CPU bạn cần chú ý các thông số khác nữa đó là xung nhịp, FSB và số nhân bên trong CPU. Cũng như từ đầu bài viết, bạn cần phải xác định rõ nhu cầu sử dụng của mình để lựa chọn CPU phù hợp. Đối với nhu cầu văn phòng thì không cần phải dùng một CPU có xung nhịp cao, FSB lớn hay nhiều nhân. Tuy nhiên đối với những người làm việc trong lĩnh vực đồ họa như Photoshop hay vẽ 3D thì việc cần CPU có xung nhịp cao, FSB lớn và có nhiều nhân thật (core) là cần thiết.

Với các dòng CPU mới sau này Intel không còn sử dụng FSB nữa mà thay vào đó là DMI (Direct Media Interface) và QPI (Quickpath Interconnect). Kiến trúc này cũng gần giống với kiến trúc HT (HyperTransport) của AMD và giúp tăng tốc độ truyền tải tín hiệu giữa các thành phần bên trong bo mạch chủ nhanh hơn.

Nâng bộ nhớ RAM

Việc nâng cấp RAM cũng phụ thuộc vào loại RAM mà bo mạch chủ hỗ trợ. Hiện nay thông dụng nhất là DDR3, kế đến là DDR2 và cuối cùng là “hàng hiếm” DDR1. Nếu như hiện nay một thanh RAM DDR3 vài GB có giá vài trăm ngàn đồng thì cùng mức giá đó đối với DDR1 bạn chỉ mua được vài trăm MB. Cả ba loại RAM này cũng có loại chân cắm khác nhau nên bạn không thể nâng cấp lên loại RAM khác ngoại trừ bo mạch chủ hỗ trợ hai loại chân cắm hoặc phải mua bo mạch chủ mới.

RAM DDR2

RAM DDR3

Một điểm đáng chú ý khác nữa khi nói đến RAM đó là Bus. Bạn có thể nâng cấp RAM với Bus cao hơn vì Bus càng cao càng có lợi. Tuy nhiên bo mạch chủ phải hỗ trợ tốc độ Bus nếu không thì hệ thống cũng chỉ có thể chạy được ở mức Bus tối đa mà nó được thiết kế.

Nếu nhắc đến RAM chúng ta cũng không thể không nhắc đến dung lượng. Cũng như Bus, dung lượng RAM càng cao càng có lợi về mặt chi phí, nhưng bạn nên cân nhắc tùy theo nhu cầu sử dụng và mức dung lượng giới hạn mà bo mạch chủ hỗ trợ. Với các bo mạch chủ hỗ trợ RAM chạy ở chế độ kênh đôi hay kênh ba, bạn có thể mua thêm một hoặc hai thanh cùng tốc độ Bus cũng như dung lượng để tối ưu hệ thống.

079 6789 888